Các mẹ có biết hăm tã là gì không và chỉ cần 5 bước vô cùng đơn giản hiệu quả nhé!
Hăm tã là gì ? Đó một dạng viêm da ở vùng mặc tã. Hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là thường gặp do trong giai đoạn mang tã và có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng của bé vùng mông, bẹn của trẻ bị đỏ và đau, rát. Đặc biệt là các bé bị tiêu chảy, hay bị bất dung nạp lactose, quá tải lactose hay dị ứng đạm sữa

Nội dung
1. Nguyên nhân và cấp độ của hăm tã
Nguyên nhân
- Da bé bị dị ứng với chất liệu làm tã, hoặc với giấy ướt để lau, làm vệ sinh cho bé, hoặc với các hoá chất dùng tạo mùi thơm cho tã giấy.
- Hăm tã ở bé do nhiễm trùng hay nhiễm nấm. Nấm hay vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt, bị bẩn do nước tiểu hay phân của bé thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da, làm da đỏ, nổi nhiều mụn nhỏ, ngứa, rát khó chịu.
- Da bé quá nhạy cảm.
- Tã thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé.
- Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải.
- Xà phòng thơm và nước thơm cũng có thể gây kích thích cho da bé.
- Quần chật hay không thấm hút mồ hôi làm cho da bị ẩm ướt, gây hăm cho bé
Cấp độ hăm tã ở bé
Các triệu chứng của hăm tã ở bé
- Bé tỏ ra khó chịu, ngủ không thẳng giấc.
- Phần da tiếp xúc với tã, bao gồm bộ phận sinh dục, các ngấn ở đùi và mông, nổi mẩn đỏ.
- Phần da dị ứng có thể khô hoặc ướt.
- Có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da
Cấp độ hăm tã ở bé
- Cấp độ nhẹ: da bé mới xuất hiện các mảng da màu đỏ
- Cấp độ vừa: các mảng da đỏ lan rộng ra và xuất hiện một số chấm nhỏ
- Cấp độ nặng: Các nốt nhỏ ngày càng mọc nhiều
- Cấp độ nghiêm trọng: Mụn có mủ, phồng rộp, chảy nước, có mùi hôi,…
2. Các bước trị hăm tã vô cùng đơn giản

Bước 1: Mẹ cần thay bỉm cho con ngay khi con vừa đi ị.
Bước 2: Mẹ pha nước rửa cho con, nước sạch không chứa alcohol, không chứa hương liệu. Mẹ pha 2,3 giọt betadine cùng với 2- 4 lít nước sau đó rửa cho con. Không khuyến khích các mẹ dùng nước lá để rửa cho con vì da con thì mỏng manh lại đang bị tổn thương như vậy. Nếu lá không đảm bảo an toàn thì rất dễ làm cho tình trạng Hăm của con càng nặng hơn.
Bước 3: Rửa xong rồi phải thấm thật khô, có thể để thoáng cho con vài phút cho khô hoàn toàn
Bước 4: Khi da đã khô bôi kem trị hăm có chứa kẽm oxit: Skinbibi, Desitin, Mitosyl,…
Bước 5: Mẹ cũng hạn chế đóng bỉm cho con mà chỉ nên đóng lúc đi ngủ, còn lúc thức mẹ chịu khó canh nhé.

Làm thế nào để bé không bị hăm
Mẹ phải để ý xem bỉm con có nặng hay con đi ị phải thay và rửa ngay cho con. Không nên lau vì làn da mỏng manh của con mà bị lau chùi thường xuyên rất dễ bị tổn thương các mẹ ạ.
Rửa xong rồi phải thấm thật khô, có thể để thoáng cho con vài phút cho khô hoàn toàn rồi bôi kem chống hăm cho con: sudocrem, Bepanthen, Bubchen,… rồi mới đóng bỉm cho con.
Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi cho con
Khi nào con hăm tã cần được đi khám
Các dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng: có thể bị lở loét, mụn có nhiều mủ, phồng rộp,…
Con bị sốt, phát ban, quấy khóc, mệt mỏi
Hy vọng với các thông tin hữu ích ở trên sẽ giúp mẹ chăm bé dễ dàng và tránh được các tình trạng xấu đối với con