Bí quyết cho mẹ phân biệt tay chân miệng và thủy đậu

Thời tiết bắt đầu nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển mạnh, nên các bệnh về tay chân miệng cũng đang bùng phát trở lại. Tay chân miệng nếu chăm sóc tốt thì sẽ không có biến chứng nguy hiểm, Tuy nhiên không phải nhiều mẹ phân biệt được con có phải thủy đậu hay bị tay chân miệng để tìm cách xử lí cho con tốt hơn.
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ, thường do virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71 gây ra và lây qua ác con đường như tiếp xúc với nước bọt, phỏng nước hoặc phân của người mắc bệnh.
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh là virus Varicella Zoster. Thủy đậu tuy là một bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, thậm chí là tử vong.
Nội dung
Bí quyết cho mẹ phân biệt tay chân miệng và thủy đậu dễ dàng nhất
1. Tay chân miệng
– Đối tượng: Thường là các bé dưới 5 tuổi
– Dấu hiệu ban đầu: Có thể sốt, Loét họng, miệng, đầu lưỡi dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng.
– Nốt ban: nốt đỏ hơi sần, có nước và thường có hình bầu dục.
– Nốt mọc quanh miệng, khủy tay, đầu gối, lòng bàn tay, bàn chân.
– Không gây đau ngứa nốt ban.
Hướng dẫn chăm sóc bé bị tay chân miệng:
– Đối với các nốt trong miệng: trẻ nhỏ rơ miệng bằng muối sinh lí sau đó bôi Kamistad hoặc Daktatin, đối với trẻ lớn hơn đã biết súc họng có thể cho bé súc họng bằng Betadine pha loãng.
– Nốt ban chấm và vệ sinh bằng betadin hoặc xanh methylen và bôi subac.
– Tắm nhanh bằng nước ấm
– Dinh dưỡng: Ăn những loại thực phẩm giàu vitamin có thể uống thêm vitamin và kẽm để giúp lành nhanh niêm mạc.
Khi nào cần đi viện:
Bé sốt và có biểu hiện rung chi
2. Thủy đậu:
– Đối tượng: Người chưa tiêm vacine
– Dấu hiệu ban đầu: Đột ngọt sốt nhẹ
– Nốt ban: màu hồng không sần, có thể lõm. Các nốt mới cũ xen kẽ nhau, mới mọc nước trong sau đó đục.
– Mọc rải rác toàn thân , lan từ đầu, mặt xuống tay, chân
Hướng dẫn chăm sóc bé bị thủy đậu:
– Nốt ban chấm và vệ sinh bằng betadin hoặc xanh methylen và bôi subac.
– Tắm nhanh bằng nước ấm
– Dinh dưỡng: Ăn những loại thực phẩm giàu vitamin có thể uống thêm vitamin và kẽm để giúp lành nhanh niêm mạc.
Khi nào cần đi viện:
Bé sốt, mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn, hay có các dấu hiệu bất thường