Vacxin phế cầu – hạn chế viêm phổi và viêm tai giữa ở trẻ

vacxin-phe-cau-han-che-viem-phoi-viem-tai-giua-o-tre
vacxin phế cầu

Vacxin phế cầu không có trong danh mục tiêm chủng mở rộng, nên các mẹ phải trả chi phí cho mũi này.

Vậy có cần thiết tiêm vacxin phế cầu cho bé không?

Hãy tìm hiểu về vacxin phế cầu

Phế cầu khuẩn là vi khuẩn thường gây ra các bệnh như viêm họng, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm VA, viêm phế quản, nặng hơn nữa là viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết…ở trẻ dưới 5 tuổi.

Hiện nay có khoảng 90 chủng phế cầu tuy nhiên chúng ta chỉ có vaccine có một vài chủng phổ biến.

Ở Việt Nam phổ biến dùng loại Synflorix để tiêm phòng cho trẻ là loại vắc xin phòng 10 chủng PCV 10 – Synflorix: tiêm 3 mũi 2 – 4 – 6 tháng, nhắc lại 12 – 15 tháng

Liệu trình tiêm vacxin phế cầu cho trẻ

Trẻ từ 6 tuần – 6 tháng tuổi

Có 2 phác đồ cơ bản là 3+1( khuyến cáo sử dụng phác đồ này vì mang lại hiệu quả tối ưu) và 2+1 .

  • 3+1: bắt đầu từ 6 tuần đến 2 tháng tuổi, liều 2 và liều 3 mỗi liều cách nhau 1 tháng, tiêm liều nhắc lại tối thiểu là 6 tháng.
  • 2+1: bắt đầu từ 6 tuần đến 2 tháng tuổi , liều 2 cách liều 1 tối thiểu 2 tháng , liều nhắc lại cách liều 2 tối tiểu 6 tháng

Trẻ trên 6 tháng tuổi

Với trẻ từ 7-11 tháng tuổi : sử dụng liệu trình tiêm 2+1 , liều 2 cách liều 1 tối thiểu 1 tháng, liều nhắc lại khi trẻ hơn 12 tháng và cách liều 2 tối thiểu 2 tháng

Với trẻ từ 1-5 tuổi: sử dụng liệu trình tiên 2 liều , liều 2 cách liều 1 tối thiểu 2 tháng và không cần tiêm nhắc lại

Tiêm vacxine phế cầu rồi sao vẫn bị viêm phổi, viêm tai giữa?

Thực chất viêm tai giữa hay viêm phổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau ví dụ như phế cầu khuẩn (S. pneumoniae), vi khuẩn HiB (H. influenzae), Tụ cầu vàng (S. aureus), M. catarrhalis….các vi rút , nấm vi khuẩn ngoài phế cầu . =>>> vì vậy bé tiêm phế cầu thì chỉ giảm mắc bệnh do phế cầu gây ra mà thôi, và như kể trên thì có tới 90 chủng phế cầu vắc xin trong khi synflorix ngừa 10 chủng phổ biến.

Trẻ tiêm vacxin phế cầu có bị sốt không?

Một số tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm phế cầu: đau ngứa, sưng chỗ tiêm, bé cũng có thể sốt nhẹ, rất hiếm trường hợp co giật xảy ra nhưng cũng như mọi mũi tiêm khác mẹ vẫn nên theo dõi bé tại cơ sở tiêm 30p rồi hãy ra về.

Nguồn tham khảo : ds Trương Minh Đạt

Add your comment

Chính sách bảo mật

Cam kết bảo mật thông tin cá nhân khách hàng Mọi thông tin dữ liệu của quý khách sẽ được giữ kín tuyệt đối và chỉ được sử dụng để chúng tôi liên lạc, giao hàng và chăm sóc khách hàng.

Chính sách vận chuyển toàn quốc

Miễn phí vận chuyển cho mọi đơn hàng trị giá từ 600.000 trở lên Hỗ trợ ngay 10.000 cho đơn hàng từ 500.000 tới 590.000